Cho

    Chống thấm sân thượng bằng

    Chống thấm giá bao nhiêu?Hiện nay có rất nhiều phương pháp chống thấm khác nhau và phù hợp với từng vị trí gồm chống thấm sân thượng, nhà vệ sinh, sàn mái, sêno, chống thấm tường, hồ bơi, hồ cá...Và giá chống thấm cho từng vị trí và phương pháp cũng sẽ khác nhau. Điển hình như giá thi công chống thấm bằng vật liệu gốc xi măng sẽ có chi phí dao động từ 105,000 - 250,000 vnđ/m2. Giá chống thấm bằng màng bitum dao động từ 195,000 - 295,000 vnđ/m2. Hãy lưu ý hạng mục chống thấm cho ngôi nhà rất quan trọng và ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình. Do đó, việc lựa chọn loại vật liệu phù hợp và chọn được nhà thầu thi công chống thấm uy tín sẽ rất quan trọng.

    Vậy, cách nhanh chóng nhất để tìm nhà thầu chống thấm uy tín gần bạn là gì? Sử dụng biểu mẫu bên dưới để GỬI YÊU CẦU đến Daibau, bạn sẽ nhận được báo giá ngay trong ngày từ những đối tác được đánh giá cao gần bạn. Dịch vụ hoàn toàn miễn phí và không có ràng buộc.

    Nhận báo giá:
    Đăng dự án

    Báo giá chống thấm trọn gói


    Giá chống thấm trọn gói sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào loại vật liệu bạn chọn, vị trí cần thi công và hiện trạng của công trình. Báo giá đã bao gồm nhân công và vật tư hoàn thiện hạng mục chống thấm.

    105000.00 vnđ/m2

    Giá rất thấp
    vnđ/m2

    Giá trung bình
    450000.00 vnđ/m2

    Giá cao
    Nhận báo giá từ nhà thầu

    Bảng giá khác cho Chống thấm

    chất lượng của bạn

    đơn vị

    giá

    giá của bạn

    Báo giá chống thấm hồ bơi

    Giá chống thấm hồ bơi cũng sẽ thay đổi tuỳ theo phương pháp chống thấm.


    m2

    vnđ/m2

    vnđ

    m2

    vnđ/m2

    vnđ

    m2

    vnđ/m2

    vnđ

    m2

    vnđ/m2

    vnđ

    m2

    vnđ/m2

    vnđ

    m2

    vnđ/m2

    vnđ

    Báo giá chống thấm nhà vệ sinh

    Giá chống thấm nhà vệ sinh sẽ thay đổi phụ thuộc vào loại vật liệu chống thấm.


    m2

    vnđ/m2

    vnđ

    m2

    vnđ/m2

    vnđ

    m2

    vnđ/m2

    vnđ

    m2

    vnđ/m2

    vnđ

    phòng

    vnđ/phòng

    vnđ

    phòng

    vnđ/phòng

    vnđ

    Báo giá chống thấm sân thượng

    Giá chống thấm sân thượng sẽ thay đổi tuỳ loại công trình cũ hoặc mới xây, loại vật liệu và các phương pháp chống thấm khác nhau.


    m2

    vnđ/m2

    vnđ

    m2

    vnđ/m2

    vnđ

    m2

    vnđ/m2

    vnđ

    điểm

    vnđ/điểm

    vnđ

    m2

    vnđ/m2

    vnđ

    điểm

    vnđ/điểm

    vnđ

    m2

    vnđ/m2

    vnđ

    m2

    vnđ/m2

    vnđ

    m2

    vnđ/m2

    vnđ

    m2

    vnđ/m2

    vnđ

    m2

    vnđ/m2

    vnđ

    m2

    vnđ/m2

    vnđ

    m2

    vnđ/m2

    vnđ

    điểm

    vnđ/điểm

    vnđ

    Báo giá chống thấm tầng hầm

    Giá chống thấm tầng hầm sẽ thay đổi tuỳ theo phương pháp chống thấm. Để chọn được phương pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả hãy tham khảo thêm tư vấn từ đơn vị thi công chống thấm.


    m2

    vnđ/m2

    vnđ

    m2

    vnđ/m2

    vnđ

    m2

    vnđ/m2

    vnđ

    m2

    vnđ/m2

    vnđ

    Báo giá chống thấm tường

    Giá chống thấm tường nhà sẽ thay đổi tuỳ vào vị trí của tường, tường cũ hay mới xây, loại vật liệu chống thấm và phương pháp chống thấm.


    m2

    vnđ/m2

    vnđ

    m2

    vnđ/m2

    vnđ

    m2

    vnđ/m2

    vnđ

    m2

    vnđ/m2

    vnđ

    m2

    vnđ/m2

    vnđ

    m2

    vnđ/m2

    vnđ

    m2

    vnđ/m2

    vnđ
    Tổng:
    vnđ
    Gửi yêu cầu >

    Ước tính giá này có hữu ích không?

    Hướng dẫn chống thấm mái nhà

    1. Những điều cần biết về chống thấm mái nhà

    1.1 Tầm quan trọng của việc chống thấm nhà mái bằng

    Vật liệu chống thấm chắc chắn là một trong những yếu tố quan trọng của mái nhà. Chống thấm là việc cung cấp giải pháp bảo vệ, chống lại sự xâm nhập của nước và các hư hỏng do nó gây ra, và hậu quả là cực kỳ khó khăn và tốn kém để sửa chữa. Khác với mái nghiêng với hệ thống thoát nước luôn dễ dàng hơn vì nước mưa chảy xuống một cách tự nhiên và không có chỗ để đọng nước, mái bằng thì không có những đặc tính như vậy. Ngày nay, có nhiều loại vật liệu khác nhau được sử dụng để bảo vệ mái nhà và nhiều phương pháp lắp đặt khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp và vật liệu nào để sử dụng phụ thuộc vào cấu trúc mái nhà của bạn.

    Chống-thấm.jpg
    Chống thấm

     

    1.2 Nước là “kẻ thù” lớn nhất của mọi ngôi nhà

    Mặc dù nghe có vẻ hơi thái quá nhưng trên thực tế, nước là “kẻ thù” lớn nhất của mọi công trình. Không sớm thì muộn, nước có thể xâm nhập vào các lớp bên trong của bất kỳ công trình nào, sâu vào trong khung nhà, nơi dễ bị phá hủy và gây ra nhiều thiệt hại không thể khắc phục. Nếu đó là một công trình được xây dựng bằng gỗ, nước sẽ khiến nó bị mục nát và nếu đó là một công trình có lõi bằng bê tông cốt thép (trường hợp phổ biến nhất), cốt thép sẽ dần dần bị ăn mòn từ bên trong. Từ đó dẫn đến sự phân hủy từ từ của của cấu trúc công trình, và trong trường hợp xấu nhất sẽ dẫn đến sự sụp đổ một phần hoặc cả cấu trúc công trình. 

    1.3 Tầm quan trọng của hệ thống thoát nước

    Việc chống thấm tốt thì không thể thiếu phương pháp thi công đúng. Nước mưa cần phải chảy trực tiếp vào hệ thống thoát nước. Đây là lý do tại sao khi thi công, các mái nhà đều có độ dốc 2 đến 3 độ so với hệ thống thoát nước. Tất nhiên, điều này không thể nhận thấy bằng mắt thường, nhưng ngay cả khi có một độ dốc nhỏ cũng có thể giúp thoát nước hiệu quả. Hệ thống thoát nước bao gồm các ống thẳng đứng, các ống bên cạnh và các ống thu gom và đôi khi bao gồm các cửa xả và dây quấn ở các điểm quan trọng. Chúng phù hợp với tất cả các vật liệu được sử dụng để chống thấm mái bằng.

    2. Vật liệu sử dụng để chống thấm mái bằng

    2.1 Những cải tiến về công nghệ mang lại nhiều sự lựa chọn về vật liệu hơn

    Khoảng 10 năm về trước, vật liệu chống thấm gần như duy nhất là hợp chất “bitum” mặc dù hiệu quả không được như kỳ vọng. Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, đã có nhiều loại vật liệu mới mang lại hiệu quả cao hơn. Bitum ngày nay vẫn cực kỳ hiệu quả và được sử dụng phổ biến với nhiều hình dạng mới khác nhau như: dạng màng, phủ coating và dạng lỏng. Nó thậm chí còn được sử dụng để chống thấm cho toàn bộ các công trình, đường xá, cầu cống. Ngoài bitum thô, còn có màng phủ và cuộn giấy bạc chống thấm được tổng hợp bằng vật liệu nhân tạo như: PVC, FPO, FIB hoặc EDPM.

    2.2 Băng quấn Bitum

    Băng quấn bitum hay còn được biết đến là vật liệu cách nhiệt đen vẫn là lựa chọn số một để chống thấm. Chống thấm bằng băng quấn bitum đặc biệt phù hợp với những công trình lớn, mái nhà để trống, nơi các lớp chống thấm không thể được bao phủ hoặc bảo vệ và thường xuyên tiếp xúc với ánh mặt trời và nhiệt độ cao. Tuy nhiên, bitum ngày nay đã được sử dụng kết hợp thêm với các hợp chất giúp tăng độ đàn hồi, góp phần đáng kể vào khả năng chống lại dải nhiệt độ từ thấp đến cao và bức xạ tia cực tím. Trong xây dựng, vật liệu chống thấm được sử dụng thường xuyên nhất là băng keo tự dính và băng keo được hàn lên bề mặt. Băng bitum thường được dán hai lớp, cách nhau khoảng 10 cm để đảm bảo chống nước tốt.

    Cuộn băng bitum hiện nay gồm miếng lót đặt ở giữa, đảm bảo việc che phủ và ngăn chặn rễ cây đâm sâu vào lớp cách nhiệt và cấu trúc trên mái. Việc thi công băng bitum rất đơn giản, không gây hại cho sức khỏe với hiệu quả cao, cực kỳ chắc chắn và bền do có hai lớp che chắn.

    Màng/ băng bithum có chứa một tấm chắn được quét hợp chất bitum ở hai bên. Cách sử dụng phụ thuộc vào cấu tạo của tấm chắn này. Nó ảnh hưởng đến các tính chất vật lý và cơ học, trong khi đó, chất lượng và độ dày của lớp bitum mang lại sự ổn định và khả năng chống chịu sự khắc nghiệt của thời tiết bên ngoài. Các loại băng keo có chất lượng khác nhau nên phù hợp với các loại mái và vòng đời của công trình khác nhau. Phương pháp chống thấm mái tốt nhất hiện nay là sử dụng các loại băng làm bằng sợi polyester, giúp tăng cường độ ổn định và khả năng chống co ngót của nó.

    2.3 Băng bitum với vải thủy tinh

    Băng keo gia cố bằng vải thủy tinh là loại băng bitum gia cố đặc biệt hiện đã xuất hiện trên thị trường và có các tính chất tương tự như các loại băng thông thương. Vải thủy tinh hoạt động giống như một lớp lõi và giúp bổ sung các đặc tính cơ học cho băng keo, tăng tính ổn định, đàn hồi và độ bền cao, đồng thời giúp băng có khả năng chống lại nhiệt độ và biến động nhiệt cao. Sợi thủy tinh trong loại vải này hoạt động giống như một chất tăng kết cấu, chắc chắn và bền hơn sơ với các loại vải thường, đồng thời chịu được tác động lực lớn.

    2.4 PVC, EDPM, foils FPO

    Một loại vật liệu chống thấm mái bằng mới đang được ưa chuộng trên thị trường là màng chống thấm bằng phim tổng hợp. Nó phù hợp cho cả nhà mái nghiêng và mái bằng, có thể sử dụng trong xây dựng, cải tạo, sửa chữa hoặc gia cố công trình. Điều làm cho loại vật liệu này nổi bật là do có thể sử dụng linh hoạt trên hầu hết các bề mặt và chúng có dạng cuộn nên thuận lợi cho việc vận chuyển. Loại vật liệu này thường được sử dụng cả ở các tòa nhà mới cũng như để gia cố hệ thống chống thấm cũ. Các màng chống thấm này được tổng hợp từ PVC, FPO (polyolefin dẻo) và EVA/EBA. Mỗi loại vật liệu đều có điểm mạnh và yếu riêng vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để quyết định chọn loại vật liệu nào.

    Ưu điểm rõ ràng nhất của phim chống thấm tổng hợp so với băng bitum là chỉ cần sử dụng một nửa số lượng vật tư để thi công với cùng một diện tích. Một ưu điểm khác là có lớp màng mềm dẻo nên có thể dễ dàng điều chỉnh ngay cả với các mái nhà có cấu trúc cầu kỳ, phức tạp. Ngoài việc cung cấp khả năng chống cháy, tính thẩm mỹ bởi các mối hàn rất khó có thể nhận ra, điều quan trọng không kém là loại vật liệu này có khả năng chống thấm hơi nước cực kỳ tốt.

    Màng EPDM đã được phát triển chủ yếu để chống thấm cho các công trình lớn, như nhà thi đấu, khu công nghiệp cũng như các chung cư hơn là nhà phố. Một tấm EDPM có cấu trúc đặc biệt để sử dụng với các mái nhà có trồng cây xanh và cũng dễ dàng cho việc lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời. Ví dụ, các tấm phim mỏng này được sử dụng để che các công trình đồ sộ như tòa nhà Air France. Cũng giống như phim PVC, màng EPDM cũng dễ dàng thi công, nhưng chúng thậm chí còn có khả năng chống chịu tốt hơn với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt và không cần bảo trì, bảo dưỡng nhiều trong suốt vòng đời sử dụng.

    2.5 Tầm quan trọng của việc chống thấm mái bằng?

    Màng chống thấm 2 lớp là một trong những cách tốn kém nhất để chống thấm cho mái bằng, chỉ nên sử dụng đối với những lỗi nhỏ và thực sự cần thiết. Đối với phần lớn bề mặt của mái, băng bitum hoặc phim chống thấm là đủ, nhưng ở các điểm nối, thường phải yêu cầu sử dụng sản phẩm chống thấm dạng lỏng gốc PMMA (Polyethyl methacrylate) có chứa nhựa acrylic. Sản phẩm chống thấm dạng lỏng tương thích với mọi vật liệu, có độ bám dính tốt trên mọi bề mặt nền và có thể thi công trên sàn ướt.

    3. Chống thấm mái bằng cách nào

    3.1 Việc chống thấm và các loại mái nhà

    Nếu bạn muốn có một ngôi nhà chắc chắn và bền bỉ, một trong những vấn đề tiên quyết là phải chống thấm đúng cách. Việc chống thấm không tốt sẽ gây ra nhiều thiệt hại và sự cố không đáng có. Lựa chọn phương pháp chống thấm nên căn cứ vào loại mái bằng- mái ngược, mái tiêu chuẩn, mái hai lớp… Vì vậy, hãy tham khảo tư vấn của các chuyên gia thay vì mất thời gian quá nhiều để tìm hiểu.

    3.2 Đảm bảo dung dịch chống thấm không bị dịch chuyển

    Lớp chống thấm luôn phải được bảo vệ tốt bằng các chất kết dính, các lớp vật liệu lót lên trên hoặc sử dụng sỏi… tùy thuộc vào mục đích sử dụng của tầng mái ví dụ: mái có đi lên được hay không.

    3.3 Chống thấm mái bằng tiêu chuẩn

    Mái bằng tiêu chuẩn là loại mái bằng xuất hiện đầu tiên và phổ biến hiện nay. Với loại mái này, một lớp chắn hơi nước được đặt ở trên cùng của lớp ván hoặc kết cấu mái, tiếp theo là lớp cách nhiệt, lớp chống thấm và sau đó là các lớp bảo vệ khác nhau (ví dụ như lớp chống rễ cây)

    Tấm chắn hơi là một phần ít được biết đến nhưng lại rất quan trọng bởi nó giúp ngăn ngừa hơi nước lọt qua lớp chống thấm gây ngưng tụ bên dưới. Đối với băng bitum chống thấm thì đòi hỏi một tấm chắn hơi tốt hơn so với phim chống thấm tổng hợp. Một mái nhà có hệ thống chấm hoàn hảo luôn phải có tấm chắn hơi được lắp đặt đúng cách vì dù có chống thấm nước tốt đến mấy nhưng vẫn sẽ xảy ra tình trạng hơi len lỏi vào lớp chống thấm và ngưng tụ thành nước.

    3.4 Chống thấm đối với dạng mái ngược (mái cách nhiệt)

    Ưu điểm của loại mái này là lớp chống thấm được bảo vệ tốt khỏi bất kỳ tác động cơ học và nhiệt nào vì nó được bảo vệ bên dưới lớp cách nhiệt. Cách lắp đặt này chỉ nên sử dụng khi vật liệu cách nhiệt chịu ẩm và chịu thấm nước tốt. Dạng mái này phải có lớp cách nhiệt XPS với các đặc tính nêu trên.

    Thứ tự đúng của các lớp khi thi công là: tấm sàn, lớp chống thấm hoạt động như một rào cản hơi, tấm cách nhiệt XPS và một màng thấm nước giúp cho hơi nước giữa các lớp có thể thoát ra. Tấm cách nhiệt phía trên lớp chống thấm phải có lớp bảo vệ khác tránh trường hợp bị gió thổi ngược lên. Với mái bằng không có lối đi lên thì sỏi thường được chọn để làm lớp bảo vệ này, còn đối với mái có lối đi lên thì phương pháp cán nền sẽ phù hợp hơn.

    3.5 Mái bằng lai

    Vấn đề của loại mái này là độ dày của lớp cách nhiệt được giới hạn trong khoảng 20 cm thay vì 40 cm theo như yêu cầu về tiết kiệm năng lượng. Đây là lý do vì sao gọi là mái bằng lai khi nó kết hợp các ưu điểm của kiểu tiêu chuẩn và kiểu mái ngược, và nó cũng đang dần trở nên phổ biến hơn. Loại thiết kế này chứa tất cả các lớp đặc trưng của phiên bản tiêu chuẩn, có bổ sung thêm một lớp cách nhiệt, giúp nâng cao  hiệu quả và ngăn lớp chống thấm bị tổn hại.

    Các lớp trong mái bằng lai được bố trí như sau: lớp ván , lớp ngăn hơi, lớp cách nhiệt EPS (polystyrene foam), bông khoáng hoặc bông thủy tinh, lớp chống thấm, lớp cách nhiệt XPS. Không giống như lớp chính, lớp cách nhiệt thứ hai tiếp xúc với nước và do đó phải được làm bằng XPS (Styrodur), có khả năng chống nước. Sỏi thường hay được sử dụng để làm lớp bảo vệ cuối cùng khi thi công mái bằng có lối đi lên và phương pháp cán nền thì phù hợp với mái bằng có thể đi lên được.

    3.6 Chống thấm mái bằng hai lớp

    Kiểu mái bằng cuối cùng là kiểu đặc biệt nhất. Đây được gọi là mái bằng hai lớp, trong đó lớp chống thấm nằm giữa hai lớp cách nhiệt (giống với loại mái bằng lai). Loại này không cần lớp chắn hơi nhưng lớp cách nhiệ bên trên lớp chống thấm phải dày hơn nhiều so với lớp cách nhiệt bên dưới.

    4. Những lỗi thường gặp khi chống thấm

    Những sai lầm phổ biến nhất khi chống thấm mái bằng nằm ở các mối nối và các vị trí bị lỗi. Việc này thường xuyên xảy ra ở các điểm tiếp xúc giữa các vật liệu khác nhau, đồ gỗ và cấu trúc mái hoặc gác mái, chỗ tiếp giáp với ống khói… Sai lầm thường mắc phải là chọn mua các vật liệu có chất lượng kém, không phù hợp hoặc rẻ tiền. Vì vậy, bạn đừng nên tùy tiện sử dụng các loại vật liệu này bởi có thể gây ra thiệt hại lớn, chi phí sửa chữa đắt đỏ và mất thời gian. Hãy nhớ rằng, công việc lắp đặt và xây dựng là khoản đầu tư dài hạn và không nên sửa chữa lớn quá nhiều. Một vấn đề khác có thể xảy ra là gây ảnh hưởng đến liên kết giữa các công trình xây dựng khác nhau.

    5. Sửa chữa hệ thống chống thấm mái bằng

    Lựa chọn kiểu mái bằng sai hoặc không phù hợp với kiểu kết cấu của công trình có thể gây ra hậu họa khôn lường. Nên nhớ rằng điều này có thể ảnh hưởng đến toàn bộ công trình, bao gồm cả hệ thống chống thấm. Nhà thiết kế là người chịu trách nhiệm lựa chọn loại và vật liệu mái phù hợp, họ chắc hẳn sẽ tham khảo ý kiến của nhà thầu về việc này. Kế đến, việc chống thấm là vấn đề nan giải mà bạn nên tham khảo nhà thầu. Nếu bạn muốn tự thực hiện thì nên cân nhắc, vì bạn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh có thể gây tốn kém và thiệt hại sau này. Cầu nhiệt cũng có thể phát sinh, gây nên sự ngưng tụ hơi nước, gây hại cho kết cấu và hư hỏng trên diện rộng.

    Một vấn đề nguy hiểm nữa là nếu các lớp mái bị hư hỏng sẽ gây ra rò rỉ và thấm dột. Vì vậy nếu có dấu hiệu bị đọng nước, thấm dột mái nhà, cần phải tìm biện phát sửa chữa khẩn cấp. Tuy nhiên, trong trường hợp bị đọng nước nhiều thì đòi hỏi bạn phải thực hiện việc chống thấm lại và có thể phải thay thế một phần hoặc toàn bộ hệ thống cách nhiệt.

    Thời điểm tốt nhất để thi công chống thấm là lúc cải tạo và tân trang mặt tiền của công trình. Tuy nhiên, sẽ không phù hợp nếu tình trạng xảy ra sự cố hư hỏng và hao mòn đến sớm hơn, chúng tôi khuyên bạn nên nhanh chóng xử lý bởi nó có thể gây ra hậu quả khôn lường về sau.

    DAIBAU GIÚP BẠN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐẦU TƯ VÀ LỰA CHỌN NHÀ THẦU PHÙ HỢP



    Nhận báo giá từ nhà thầu
    Yêu cầu đã đăng gần nhất


    Tạp chí Daibau

    Nhận thông tin hữu ích nhất, các ý tưởng và thông tin chi tiết về các thiết kế tốt nhất mỗi tháng miễn phí!

    Chống thấm Biểu giá

    Nhận báo giá

    635+ Công ty cho Chống thấm
    Dịch vụ miễn phí
    Giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí
    Nhận báo giá
    090 606 6283
    Zalo chat
    Email
    Chính sách I Chính sách bảo mật I Thông tin trên cookies I Impressum
    Bản quyền thuộc về công ty Daibau