Cho

    7 Cách chống thấm trần nhà hiệu quả với chi phí cực hợp lý

    Bạn sẽ tìm thấy những cách chống thấm và vật liệu chống thấm trần nhà hiệu quả nhất với từng trường hợp cụ thể. Bên cạnh đó, bài viết cũng giúp bạn tổng hợp chi phí cho từng phương án để giúp bạn dễ dàng ra quyết định hơn. Nếu bạn đang lo lắng về thấm trần, đừng bỏ qua bài viết này.
    Bài viết của chuyên gia 170
    7 cach chong tham tran nha hieu qua
    Chúng tôi tổng hợp 635 nhà thầu uy tín trong lĩnh vực Chống thấm:

    Hầu như đa số những ngôi nhà cũ đều gặp hiện tượng thấm trần nhà. Và việc chống thấm trần nhà cũng là một mối quan tâm rất lớn của hầu hết gia chủ đang chuẩn bị xây nhà. Vì trần nhà là khu vực tiếp xúc trực tiếp với nước và cũng trực tiếp tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gây gắt, nên rất dễ gặp các hiện tượng nứt, gãy và nước sẽ ngấm dần vào sàn. 

    Việc thấm trần nhà ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ, chất lượng của sàn bê tông và cả sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Nhưng hiện nay, hiện tượng thấm trần xảy ra phổ biến hơn làm gia chủ chúng ta rất lo ngại. Do đó, trong bài viết này Daibau sẽ tổng hợp 7 cách chống thấm trần nhà hiệu quả để giúp bạn nhanh chóng giải quyết vấn đề thấm của ngôi nhà. 

    Những cách chống thấm này cũng được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên mà các chuyên gia khuyên bạn nên cân nhắc theo từng trường hợp cụ thể đi cùng với chi phí. Từ đó, bạn sẽ có thể hình dung cụ thể hơn để đưa ra quyết định phù hợp cho mình.

    Chống thấm trần bằng nhựa đường

    Chống thấm bằng nhựa đường là phương pháp chống thấm hiệu quả với chi phí khá hợp lý và phù hợp với sàn mái, sân thượng của nhà. Đây cũng là vật liệu mà bạn thường thấy trong các công trình giao thông đường bộ, nó được dùng để sản xuất bê tông nhựa đường asphalt để rải đường và lát nền. Vậy đối với công trình nhà ở, chống thấm bằng nhựa đường có những lợi ích gì?

    • Khả năng bám dính lên bề mặt vật liệu cực tốt bằng nhựa đường lỏng. Đặc tính này hầu như không có ai bàn cãi. Từ đó, bạn sẽ không còn lo lắng lớp bề mặt chống thấm bị bong tróc sau thời gian dài. Ngoài ra, khả năng bám dính này còn giúp nhựa đường có khả năng che khít các khe hở trên sàn bê tông và hạn chế việc thấm ngược.
    • Nhựa đường có tính đàn hồi tốt giúp tạo điều kiện cho bê tông co ngót mà không làm biến dạng bề mặt sàn mái.
    • Khả năng chịu được áp lực cao. Hầu như những cơn mưa lớn hay đồ vật nặng rơi trên bề mặt nhựa đường rất khó phá vỡ lớp liên kết này. Lớp vật liệu cũng không bị mài mòn hay thay đổi liên kết như các vật liệu khác. Từ đó giúp chống thấm trần nhà hiệu quả, bền vững và giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí bảo dưỡng hay chống thấm lại. 

    Ngoài ra, nhựa đường khá an toàn với người dùng vì nó là vật liệu tự nhiên. Hơn nữa, giá thành của phương pháp chống thấm bằng nhựa đường tương đối hợp lý. Hiện nay giá thi công chống thấm sân thường bằng nhựa đường dao động từ 100,000 - 150,000 vnđ/m2. 

    Hiện nay có 2 hình thức chống thấm sàn mái bằng nhựa đường là quét nhựa đường dạng lỏng hoặc dùng tấm dán nhựa đường. Với những công trình có nhiều vết nứt, gãy hãy ưu tiên phương án quét nhựa đường chống thấm dạng lỏng. Vì lúc này các khe hở sẽ được trám khít và ngăn nước lọt vào. 

    Chống thấm trần nhà bằng màng tự dính

    Màng chống thấm tự dính được tổng hợp từ vật liệu Polyme kết hợp với bitum tạo thành dạng tấm phẳng. Bề mặt phủ lên lớp hạt nhựa HDPE giúp gia tăng hiệu quả chống thấm, độ đàn hồi và chống lại sự oxi hóa hay ăn mòn, va đập. Mặt sau được phủ lớp silicon để giúp liên kết với sàn bê tông dễ dàng và chắc chắn hơn. 

    Bây giờ chúng ta sẽ liệt kê ra ưu điểm của phương pháp chống thấm trần nhà bằng màng tự dính để giúp bạn hình dung rõ hơn.

    chong-tham-tran-nha-bang-mang-tu-dinh.jpeg

    Với những thành phần tạo thành lớp màng tự dính giúp cho vật liệu này có khả năng chống thấm tốt, tuyệt đối an toàn trước sự thâm nhập của nước hay sự thay đổi thời tiết đột ngột. Chúng cũng có khả năng chịu được những tia UV từ ánh sáng mặt trời giúp bề mặt bền lâu hơn. Hơn nữa, màng tự dính rất dễ thi công và có thể thi công trên nhiều bề mặt khác nhau, giá thành cũng tương đối hợp lý. 

    Tuy nhiên, phương pháp chống thấm bằng màng tự dính cũng có nhược điểm là xuất hiện các mối nối liên kết giữa 2 tấm màng. Nếu thi công không cẩn thận hoặc không đúng kỹ thuật, những mối nối này sẽ khiến nước dễ dàng thâm nhập vào sàn gây thấm.

    Bảng giá thi công chống thấm bằng màng tự dính

    Loại màng tự dính Thành phần Ưu điểm Đơn giá/ m2
    Màng tự dính Autotak, độ dày 2mm Được sản xuất từ quá trình chưng cất nhựa bitum và nhựa SBS. Bề mặt được phủ lớp đá bảo vệ Lớp chống thấm có độ dày ổn định, độ bền cơ học tốt, hiệu quả chống thấm cao. Vật liệu này được sử dụng thông dụng nhất trong chống thấm bằng màng tự dính 350,000 - 375,000
    Màng tự dính Lemax, độ dày 2mm Được cấu tạo từ các tầng nhựa SBS, kết hợp với cát và nhựa đường. Bề mặt được phủ lớp keo bảo vệ. Lớp chống thấm có độ đàn hồi cao, khả năng bịt kín các khe hở nhỏ  280,000 - 350,000
    Màng tự dính Bitumax Cũng được cấu tạo từ nhựa SBS và được gia cường bằng polyester. Bề mặt được phủ màng polyme hoặc cát   200,000 - 260,000

    Notes: Báo giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, tùy thuộc vào vị trí, thời điểm và đơn vị thi công mà giá thi công chống thấm trần nhà bằng màng tự dính có thể thay đổi. Nếu màng tự dính là vật liệu bạn đang quan tâm để chống thấm cho sàn mái của mình có thể GỬI YÊU CẦU ngay cho Daibau để những đối tác uy tín của chúng tôi hỗ trợ báo giá cho bạn.

    Chống thấm trần nhà bằng màng khò

    Màng khò được cấu tạo từ Atactic Polypropylene và hỗn hợp giàu bitum. Được gia cường thêm bằng Polyester. Màng khò nhiệt (hay màng khò nóng) được thi công bằng cách dùng nhiệt khò qua mới có thể dán chúng lên bề mặt vật liệu. 

    Bởi vì không có các mối nối liên kết như màng khò tự dính nên màng khò nhiệt có độ bền tốt hơn và loại vật liệu này cũng rất thích hợp với khí hậu của nước ta. Còn về những ưu điểm khác, màng khò nhiệt hoàn toàn phát huy tốt như những vật liệu chống thấm tốt khác. Và nó được coi như là vật liệu chống thấm mạnh mẽ nhất và dành cho những công trình đầu tư lâu dài. 

    chong-tham-tran-nha-bang-mang-kho-nhiet.jpeg

    Nhưng loại màng chống thấm bằng màng khò cũng có nhược điểm. Đầu tiên là phương pháp thi công phức tạp, nên cần những đội ngũ thi công có tay nghề cao, chuyên nghiệp để đạt được hiệu quả tối ưu. Hai là loại vật liệu này chỉ thi công được trên bề mặt phẳng. Nếu thi công trên các bề mặt không phẳng, sẽ xuất hiện các điểm chồng mí seno và rất dễ làm giảm khả năng chống thấm của màng khò. 

    Hiện nay đơn giá thi công trần nhà bằng màng khò nóng bitum dao động khoảng từ 240,000 - 350,000 vnđ/m2. Tùy thuộc vào loại màng khò và đơn vị thi công. 

    Chống thấm trần nhà bằng sika 

    Chống thấm trần nhà bằng sika là vật liệu được đa số gia chủ sử dụng vì khả năng chống thấm tốt, mặc dù sẽ không bằng 3 phương pháp chống thấm trên nhưng chi phí lại thấp hơn. Do đó, trong những trường hợp ngân sách chống thấm không quá cao hoặc sàn mái có mái che bạn có thể suy nghĩ đến giải pháp chống thấm này. 

    Vậy để giúp bạn có được sự an tâm hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu về ưu nhược điểm của phương pháp chống thấm bằng sika. 

    chong-tham-tran-nha-bang-sika.jpeg

    Ưu điểm của chống thấm sàn mái bằng sika:

    • Khả năng thẩm thấu tốt, kết tạo tinh thể bền chắc với bê tông khiến nước khó có thể thấm vào.
    • Lớp màng chống thấm bền vững, có tuổi thọ cao.
    • Rất dễ thi công và không kén tay nghề thợ. Chỉ cần đảm bảo bề mặt được xử lý tốt

    Nhược điểm của phương pháp chống thấm bằng sika là:

    • Cần thi công nhiều lớp vật liệu chồng lên nhau và phải chờ để lớp vật liệu khô mới tiếp tục thi công lớp mới
    • Sika có khả năng đàn hồi không tốt bằng các vật liệu khác. Nên trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, bề mặt sẽ dễ bị nứt, gãy. 

    Hiện nay đơn giá thi công chống thấm sân thượng bằng sika latex, Sikatop Seal 107/105/109, Sikaproof Membrane khoảng 150,000 - 250,000 vnđ/m2

    Chống thấm trần nhà bằng keo chống thấm

    Ngoài những phương pháp chống thấm ở trên, những loại keo chống thấm cũng mang đến hiệu quả nhất định cho những trường hợp cụ thể. Điển hình nhất là chúng giải quyết ngay những vấn đề nứt nhỏ bắt đầu xuất hiện trong mùa nắng nóng trước khi mùa mưa kéo đến mà không cần phải gọi thợ chống thấm ngay. 

    Ngoài ra, keo chống thấm cũng phát huy tác dụng tốt đối với những khu vực ít có sự tác động trực tiếp bởi nước mưa hay nhiệt độ. Nghĩa là sàn mái có mái che hoặc ở những vùng ít chịu ánh nắng gay gắt và cũng ít mưa như ở miền Nam. 

    Và 2 loại keo chống thấm hiệu quả nhất được khuyên dùng là:

    • Keo chống thấm AS – 4001SG. Đây là loại keo chống thấm cải thiện độ đàn hồi hiệu quả, giúp nó có khả năng chống nước tốt, chống chịu thời tiết khắc nghiệt và tia UV.
    • Keo chống thấm TX911. Đây là loại keo chống thấm 2 thành phần gốc polyurethane, có thể ứng dụng cho các bề mặt nứt, gãy vì chúng có độ bám dính cực tốt và độ đàn hồi cao. Đồng thời chịu được nắng mưa và không bị oxi hóa.

    Chống thấm trần nhà bằng sơn chống thấm

    Sơn chống thấm có đặc tính nhanh khô, dễ dàng thi công trên nhiều bề mặt và cũng được bổ sung thêm tính năng đàn hồi để chịu được thời tiết khắc nghiệt của nước ta. Ngoài ra, sơn chống thấm có khả năng gia tăng tính thẩm mỹ cho tầng mái và thường không cần thi công thêm các lớp vật liệu phủ như vữa hay lát gạch như sika hay keo chống thấm. 

    chong-tham-tran-nha-bang-son-chong-tham.jpeg

    Sơn chống thấm liền mạch và không có mối nối dẫn đến hạn chế được khả năng thấm nước khi mối nối không được xử lý thật tốt. Loại vật liệu này cũng ngăn chặn được sự phát triển của rêu. 

    Nhưng nó cũng có những nhược điểm nhất định

    • Yêu cầu bề mặt phải phẳng và được xử lý rất cẩn thận trước khi quét lớp sơn để giúp khả năng bám dính lên bề mặt bê tông tốt hơn
    • Giá thành tương đối cao. Dao động khoảng 300,000 - 600,000 vnđ/m2
    • Độ bền có thể giới hạn trong khoảng 5 - 7 năm. 

    Lợp tôn chống thấm trần nhà

    Hiện nay, nhiều gia chủ ở khu vực thời tiết khắc nghiệt như miền Trung và miền Bắc thường chọn giải pháp lợp tôn chống thấm. Vừa đảm bảo khả năng chống thấm triệt để, vừa không lo lắng nhiều về vấn đề thấm hay tốn thêm chi phí để chống thấm sau này. Ngoài ra, với việc lợp tôn sàn mái, chúng cũng có tác dụng chống nóng cho tầng dưới. 

    Nhưng nhược điểm của phương pháp chống thấm bằng mái tôn là chúng sẽ dễ bị cong vênh do tác động của ngoại lực vì loại tôn dùng để chống thấm có độ dày mỏng để tiết kiệm chi phí. Và nó cũng cần đảm bảo an toàn trong những khu vực có bão xuất hiện. Điều đó làm chi phí thi công chống thấm trần nhà bằng lợp tôn cao hơn các phương pháp khác. 

    Gía thi công chống thấm trần nhà bằng mái tôn dao động khoảng 290,000 - 400,000 vnđ/m2. Tùy vào phần khung thép và loại tôn sử dụng. 

    Những lưu ý khi chọn lựa phương pháp chống thấm phù hợp

    Thấm trần nhà là vấn đề không mới, nhưng luôn là vấn đề khiến hầu hết gia chủ chúng ta lo lắng. Bởi như đã phân tích ở trên, không có phương pháp nào là không tồn tại những nhược điểm. Và mỗi phương án lại thích hợp với từng điều kiện, quy mô hay mức đầu tư khác nhau. 

    Nhưng để lựa chọn phương pháp chống thấm phù hợp, bạn có thể tham khảo một vài hướng dẫn sau đây.

    Trước khi chọn phương án chống thấm, hãy xác định hiện trạng công trình của bạn (xây mới hay cải tạo), cân nhắc tuổi thọ của công trình (nhà đã cũ hay vẫn còn mới, nếu cũ thì bạn có kế hoạch cải tạo trong 3 hay 5 năm tới không?), mức độ thấm của trần nhà như thế nào? (có vết nứt không? Thấm nhiều hay ít), cũng xác định điều kiện thời tiết ở khu vực bạn đang sống và cuối cùng là mức chi phí mà bạn có thể chuẩn bị được. 

    Đối với công trình xây mới, tốt nhất nên chọn giải pháp chống thấm tốt nhất và chống thấm ngay từ đầu để giúp bạn hạn chế những phiền phức và chi phí chống thấm sau này. 

    Ngoài ra, loại vật liệu chống thấm cũng quyết định rất nhiều đến chất lượng chống thấm. Điển hình như sơn chống thấm, có rất nhiều thương hiệu trên thị trường có khả năng chống thấm tốt như sơn chống thấm kova, Dulux hay sơn epoxy,...

    Dù lựa chọn phương pháp nào thì quá trình chuẩn bị mặt bằng trước khi thi công chống thấm rất quan trọng. Công tác này giúp cho vật liệu chống thấm có khả năng liên kết tốt nhất với vật liệu bê tông sàn mái và giữ cho tuổi thọ của công trình cao hơn. 

    Cuối cùng, đơn vị thi công chống thấm quyết định nhiều đến tuổi thọ của phương pháp chống thấm. Điển hình như phương pháp chống thấm tốt như màng tự dính, nếu không thi công cẩn thận các mối nối sẽ rất dễ bị thấm trở lại. Hay màn khò nhiệt cũng vậy, nếu kỹ thuật khò không tốt sẽ khiến cho khả năng liên kết giữa màng khò và sàn bê tông giảm đi, làm giảm chất lượng công trình.

    Và để giúp bạn nhanh chóng tìm thấy được những đơn vị thi công chống thấm uy tín nhất gần bạn. Giải pháp hiệu quả nhất là GỬI YÊU CẦU cho Daibau. Vì Daibau giúp bạn hệ thống những nhà thầu uy tín và luôn sẵn sàng để cung cấp báo giá để bạn dễ dàng đưa ra lựa chọn cuối cùng mà không mất quá nhiều thời gian như trước đây. 

    Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tìm thấy phương pháp chống thấm trần nhà hiệu quả cũng như tìm được đơn vị thi công chống thấm mà bạn hài lòng.

    Bài viết của chuyên gia 170
    Tác giả: Tạp chí Daibau design

    Lời khuyên này có hữu ích không?


    Tạp chí Daibau

    Nhận thông tin hữu ích nhất, các ý tưởng và thông tin chi tiết về các thiết kế tốt nhất mỗi tháng miễn phí!

    Bạn đang tìm kiếm một công ty xây dựng tốt trong lĩnh vực Chống thấm?

    Chúng tôi tổng hợp 635 nhà thầu uy tín trong lĩnh vực Chống thấm:

    Dịch vụ miễn phí
    Tìm nhà thầu ở gần bạn
    Giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí
    Chúng tôi tổng hợp 635 nhà thầu uy tín trong lĩnh vực Chống thấm
    8.7
    0

    CÔNG TY TNHH CHỐNG THẤM HUỲNH TUẤN KIÊN GIANG

    Vĩnh Quang
    9.2
    0

    CÔNG TY TNHH XD TMDV THÀNH ĐỒNG

    Bình Thủy
    8.9
    0

    TRUNG TÂM PHÂN PHỐI VLXD TỔNG HỢP ĐỨC TOÀN

    Xuân
    8.6
    0

    Kiến trúc xây dựng GIA TÂM


    090 606 6283
    Zalo chat
    Email
    Chính sách I Chính sách bảo mật I Thông tin trên cookies I Impressum
    Bản quyền thuộc về công ty Daibau